1. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là gì?:
Quy định tại Khoản 8, Điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nêu rõ “Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích”
2. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng để làm gì?:
Có 3 mục tiêu chính khi thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
– Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: Trong quá trình sử dụng hoặc trong khi thi công công trình, việc xảy ra nghiêng, lún, nứt ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người xây dựng, trực tiếp ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và sử dụng. Khi đó Toàn Thiện Phát sẽ tiến hành kiểm định để tìm ra nguyên nhân xảy ra sự cố và đề ra phương án xử lý, khắc phục.
– Kiểm định để thay đổi công năng công trình: Cùng với sự phát triển của đời sống và xã hội, khách hàng sẽ phát sinh nhu cầu cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng theo thời gian như: Cải tạo nâng tầng, chuyển đổi mục đích sử dụng từ văn phòng hoặc nhà ở thành nhà xưởng sản xuất, thành nhà hàng – khách sạn, văn phòng cho thuê… Khi đó Toàn Thiện Phát sẽ kiểm định đánh giá lại chất lượng hiện trạng thực tế công trình, xem xét khả năng đáp ứng được các mục tiêu theo nhu cầu và đề ra các phương án xử lý cho Khách hàng
– Kiểm định để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu về chất lượng thi công, Toàn Thiện Phát sẽ kiểm định để xác định chất lượng thực tế công trình có phù hợp với thiết kế, yêu cầu kỹ thuật công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật hay không. Đồng thời Toàn Thiện Phát sẽ đưa ra căn cứ, số liệu để các bên có thể thương lượng giải quyết tranh chấp.
3. Khi nào cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình?:
a. Khi cần cải tạo, nâng cấp hoặc bảo trì công trình xây dựng.
b. Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng.
c. Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.
d. Khi cần kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng.
e. Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
f. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Công tác khảo sát kiểm định chất lượng công trình gồm những gì?:
a. Xác định đặc điểm kết cấu chịu lực chính của công trình.
b. Xác lập mặt bằng kết cấu chịu lực của công trình, mặt cắt công trình.
c. Khảo sát tình trạng hư hỏng kết cấu của công trình
d. Khảo sát cục bộ công trình:
- Đo đạc cường độ bê tông cột ,dầm sàn BTCT.
- Khảo sát cốt thép cột, dầm sàn BTCT.
- Đo đạc kích thước và hình dạng bên ngoài của móng điển hình.
- Xác định độ ăn mòn cốt thép.
e. Khảo sát tổng thể công trình:
- Đo đạc độ nghiêng lệch của cột công trình.
- Đo đạc độ võng của hệ dầm sàn công trình.
5. Phương pháp khảo sát kiểm định chất lượng công trình:
a. Khảo sát kích thước hiện trạng công trình bằng đo đạc trực tiếp bằng thước sắt và thước kẹp.
b. Khảo sát móng công trình bằng cách đào lớp đất phủ, sau đó đo đạc kích thước, chất lượng bê tông móng, cổ móng và nhận xét chất lượng móng.
c. Khảo sát vết nứt, hư hỏng công trình bằng cách quan sát, đo trực tiếp dùng thiết bị kính đo bề rộng vết nứt có độ phóng đại 100 lần, máy siêu âm Control đo sâu vết nứt.
d. Đo đạc nghiêng lệch hệ cột, dầm sàn công trình bằng máy Topcon 226
e. Đo đạc cường độ bê tông bằng siêu âm kết hợp bật nảy bằng máy siêu âm Control và súng bật nẩy Matest; Khoan lấy mẫu nén kiểm tra tại PTN.
f. Xác định vị trị, đường kính cốt thép, chiều dày lớp bê tông bảo vệ bằng máy Proceq Profomerter PM 600
g. Xác định độ rỉ mòn cốt thép trong bê tông bằng máy Xcell
h. Xác định lực siếc liên kết bulong ( Kết cấu thép) bằng cờ lê lực
i. Kiểm tra chất lượng đường hàn liên kết ( Kết cấu thép) bằng máy Siêu âm Epoch 600, máy kiểm tra từ tính Paker
j. Kiểm tra chiều dày lớp phủ kết cấu ( Kết cấu thép ) bằng máy Insize.