SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM
Hệ sàn phẳng không dầm được tạo thành bởi các hệ dầm chữ I trực giao tạo ra một sự làm việc rất rõ ràng giữa lớp trên và lớp dưới.
Hiện tại việc thiết kế sàn rỗng theo phương án nấm và quy đổi độ cứng rất khó kiểm soát khi thi công.
Chúng tôi đã chuyển đổi toàn bộ các phương án thiết kế sàn rỗng dạng nấm qua thiết kế sàn rỗng sử dụng khung dầm bẹt – Sàn EuroSmart
Quý khách có nhu cầu check kiểm lại thiết kế hoặc muốn chuyển qua phương án thiết kế mới vui lòng gọi đến số 0903.950.189 để được hướng dẫn.
Tìm Hiểu Về Sàn Phẳng Không Dầm Tại TTP Co.,ltd
Công nghệ bê tông cốt thép đã có tuổi đời hàng trăm năm, trong suốt quá trình phát triển, các kỹ sư luôn tìm cách tối ưu hóa kết cấu này bằng cách tối ưu hóa vật liệu sử dụng. Một hướng đi kinh điển đó là tìm cách bỏ bớt vật liệu không chịu lực ở trục trung hòa của cấu kiện chịu uốn (như dầm, sàn) vừa giảm lượng bê tông sử dụng, vừa giảm tải cho kết cấu. Với hướng đi này thì kết cấu dầm, sàn có thể vượt được khẩu độ lớn hơn nhiều so với kết cấu truyền thống.
Hình 1 – Sàn rỗng hourdis của Pháp có từ thế kỉ 19
Hình 2 – Sàn gạch bọng rỗng xây rộng rãi tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20
Vì sao chọn giải pháp sàn phẳng không dầm?
Hình 3 – Mặt cắt sàn phẳng không dầm và sàn BTCT truyền thống
Với sự tiến bộ của công nghệ vật liệu từ sử dụng gạch bọng sang hộp nhựa polypropylene, sàn phẳng không dầm được phát triển để phù hợp với ngành xây dựng hiện đại với cách thức thi công đơn giản và hiệu quả hơn.
Bằng cách nâng chiều dày sàn lên( tăng độ cứng và cánh tay đòn) và bỏ đi những phần bê tông ở trục trung hòa không làm việc (giảm tải trọng bản thân) giúp cho hệ sàn phẳng không dầm vừa tiết kiệm được lượng lớn bê tông và thép.
Hệ sàn phẳng không dầm được tạo thành bởi các hệ dầm chữ I trực giao tạo ra một sự làm việc rất rõ ràng giữa lớp trên và lớp dưới.
Hình 4 – Kết cấu bao gồm các dầm chữ I theo 2 phương vuông góc, xen kẽ giữa các hộp tạo rỗng
Về mức tiết kiệm vật liệu, trọng lượng bản thân sàn giảm tới 30% so với sàn đặc cùng chiều dày, có nghĩa là trung bình các thanh thép phải chịu lực ít hơn 15%, do đó tỷ lệ thép sẽ giảm tương ứng.
Không chỉ theo chiều ngang, mà cả lực tác động theo phương thẳng đứng cũng giảm. Các cấu kiện cột, vách, dầm sàn… được tối ưu hóa, và công trình càng cao thì lợi ích càng lớn. Cụ thể, khối lượng vật liệu ít hơn từ 8-10% khiến cho trọng lượng toàn bộ công trình nhẹ hơn.
Hình 5: So sánh trọng lượng sàn rỗng không dầm và sàn đặc
Như vậy, hệ móng sẽ tối ưu hơn khi tải trọng phần thân giảm 20%, nhất là trong điều kiện nền đất yếu. Chi phí xây dựng phần thô của tòa nhà sẽ giảm ít nhất 5%.
Cấu tạo hộp rạo rỗng 5 chân cứng chắc đảm bảo ổn định trong quá trình thi công (chịu lực công nhân đứng lên tới 150kg/hộp) và chắc chắn cho sàn hoàn thiện. Đồng thời, cấu tạo hộp phù hợp để sắp xếp và phục vụ công tác logistic.
Hình 6: Cấu tạo hộp tạo rỗng
THÔNG TIN LIÊN HỆ: CÔNG TY TNHH TOÀN THIỆN PHÁT
- Địa Chỉ: 78 Le Van Thinh, Hoa Minh Ward, Lien Chieu District, Da Nang City
- Hotline: 0903.950.189 – 0522110081
- Email: info@ttpdn.com – thinh.tran@eurosmart.asia
- Website: https://ttpdn.com – https://eurosmart.asia
- Fanpage: EuroSmart